Điều trị hôi miệng

Điều trị hôi miệng

Hơi thở không lành mạnh, được gọi là bệnh hôi miệng, có thể là do thói quen xấu trong việc vệ sinh răng miệng, bệnh răng miệng và có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Hơi thở của bạn có thể tồi tệ hơn do các loại thức ăn mà bạn ăn và lối sống không lành mạnh khác.

tri-hoi-mieng

Nguyên nhân gây hôi miệng?

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh hôi miệng:

Về cơ bản, tất cả thực phẩm ăn được đều được đi qua miệng, còn sót lại và phân hủy bên trong miệng của bạn. Nếu bạn ăn thức ăn nặng mùi như (hành, hẹ, tỏi, nước mắm, mắm…) sẽ lưu lại bên trong miệng. Cho dù bạn có đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chỉ có thể che đi mùi hôi. Mùi hôi này sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi thức ăn đi qua cơ thể bạn.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Thói quen xấu gây ra hơi thở xấu:

Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám kẽ răng hàng ngày, các mảng bám thức ăn có thể sẽ vẫn lưu lại bên trong miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn giữ kẽ răng, quanh nướu và đặc biệt là trên lưỡi. Tất cả những điều này sẽ tạo nên một hơi thở hôi. Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và sạch sẽ, cùng với súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn cũng có thể giúp làm giảm vi khuẩn và hạn chế hôi miệng.

Ngoài ra, vi khuẩn và các phân tử trong thức ăn có thể làm hơi thở hôi nếu bạn có răng giả và chúng không được làm sạch đúng cách.

Việc hút thuốc, nhai các sản phẩm thuốc lá có thể gây hôi miệng, giảm khả năng nếm thức ăn và kích thích nướu gây viêm nướu.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Hôi miệng do vấn đề sức khỏe:

Bệnh răng miệng:

Nếu bạn bị hôi miệng liên tục hoặc miệng có mùi vị xấu, mặc dù bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng nước súc miệng diệt khuẩn. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nha chu (bệnh về nướu răng).

Bệnh nha chu là do sự tích tụ mảng bám trên răng. Vi khuẩn kích thích và phá vỡ nướu cũng như men răng. Nếu bệnh nha chu không được điều trị kịp thời nó có thể làm hỏng nướu và mất xương hàm và đặc biệt là khi bạn bệnh nha chu, hơi thở của bạn rất tệ.

Các nguyên nhân khác gây ra hơi thở hôi do: Các dụng cụ nha khoa không phù hợp, miệng nhiễm nấm men và sâu răng.

Khô miệng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng: Nước bọt là dịch vị cần thiết để làm ấm miệng và trung hòa axit, làm sạch các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu và má. Khô miệng có thể là phản ứng phụ của các loại thuốc khác nhau, các vấn đề về tuyến nước bọt hoặc hít thở liên tục qua miệng làm khô miệng.

Bệnh bên trong cơ thể:

Nhiều vấn đề sức khỏe bệnh tật khác có thể gây hôi miệng: Nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang mạn, chảy nước mũi, tiểu đường, trào ngược axit mãn tính và các vấn đề về thận và gan.

Phương pháp ngăn ngừa hôi miệng:

Hôi miệng có thể ngăn ngừa và điều trị để hạn chế tình trạng này.

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: 

Chải răng hai lần sau mỗi bửa ăn mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluor để loại bỏ mảnh vỡ thực phẩm và mảng bám răng (bạn nên giữ bàn chải và kem đánh răng ở nơi làm việc để có thể đánh răng sau khi ăn). Đừng quên làm sạch lưỡi của bạn bằng việc cạo lưỡi hoặc chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng.

Thay bàn chải đánh răng của bạn sau 2 – 3 tháng hoặc sau khi bạn bị bệnh

Sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn nơi kẽ răng, kết hợp dùng nước súc miệng diệt khuẩn.

dieu-tri-hoi-mieng

Nếu bạn có răng giả, nên tháo gỡ chúng vào ban đêm và chải rửa sạch sẽ trước khi gắn chúng vào miệng vào sáng hôm sau.

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Khám nha khoa thường xuyên:

Thường xuyên thăm khám nha sĩ ít nhất một năm 2 lần. Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng và làm sạch răng chuyên nghiệp. Kịp thời phát hiện, điều trị bệnh nha chu, bệnh khô miệng, sâu răng hoặc các vấn đề khác có thể gây ra hôi miệng.

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Thay đổi thói quen:

Ngưng hút thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá. Bạn nên kiên trì và thực hiện các biện pháp tốt nhất để cai thuốc lá. Việc ngưng thuốc lá không những tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn, giúp hơi thở thơm tho hơn mà sức khỏe thể chất của bạn cũng được nâng cao.

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước giữ cho răng miệng của bạn luôn ẩm ướt tạo môi trường axit tốt cho răng miệng. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường, việc nhai kẹo không đường sẽ kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt, giúp rửa sạch các phân tử thực phẩm và vi khuẩn. Kẹo gum có chứa bạc hà và xylitol là tốt nhất.

Uống nhiều nước là một trong những cách làm giảm tình trạng hôi miệng của bạn

uong-nhieu-nuoc

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Ăn uống lành mạnh: 

Bạn nên hạn chế uống rượu và các chất kích thích khác có thể làm cho tình trạng hôi miệng của bạn càng nặng hơn. Tránh các thực phẩm nặng mùi, hạn chế thịt, chất béo, pho mát… Ăn nhiều trái cây như táo, cam, quýt, các loại rau…

[wp-svg-icons icon=”star-3″ wrap=”i”]  Điều trị hôi miệng như thế nào?

Để điều trị răng miệng cho bạn, nha sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu nguyên nhân gây hôi miệng đến từ các vấn đề răng miệng như: bệnh nha chu, nấm răng miệng, sâu răng, viêm nướu, khô miệng… nha sĩ sẽ tiến hành điệu trị dứt điểm các tình trạng này. Khi các vấn đề bệnh răng miệng được giải quyết, hơi thở của bạn sẽ không còn hôi nữa. Điều quan trọng là bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận và vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo hướng dẫn của nha sĩ.

Trong trường hợp răng miệng của bạn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng hơi thở của bạn vẫn nặng mùi thì nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý bên trong như: bệnh đau dạ dày, bệnh đường tiêu hóa, viêm gan mật, viêm đại tràng hoặc các vấn đề từ tai mũi họng như: tai mũi họng, viêm amidam, viêm họng hạt… Đối với tình trạng hôi miệng do bệnh lý bên trong này, dù bạn có vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng mọi biện pháp như nước súc miệng diệt khuẩn, nước xịt thơm miệng, nhai kẹ cao su … cũng không thể ngăn được hơi thở nặng mùi của bạn. Vì vậy, bạn cần phải được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa thì các bệnh lý này thì tình trạng hôi miệng của bạn mới chấm dứt.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nếu bạn còn băn khoăn về điều trị hôi miệng hoặc muốn biết thêm chi tiết:

TRUNG TÂM THẨM MỸ - TẠO HÌNH - NHA KHOA THẾ GIỚI ĐẸP
Hotline: 099 720 7979 - (028) 38 622 447
contact@thegioidep.com
www.facebook.com/nhakhoathegioidep/