Cách chăm sóc răng cho người cao tuổi

Cách chăm sóc răng cho người cao tuổi

Những người già thường không quan tâm đến việc giữ gìn và chăm sóc răng miệng, do họ thường bị mất hầu hết răng hoặc sử dụng răng giả. Tuy nhiên, dù mất răng hay sử dụng răng giả thì việc bảo vệ sức khỏe răng miệng là điều quan trọng giúp cho người già có cuộc sống dễ chịu và không ảnh hương đến sức khỏe thể chất do các vấn đề răng miệng gây ra.

Chăm sóc răng người cao tuổi

Các vấn đề răng miệng ở người lớn tuổi:

  • Chăm sóc răng giả
  • Bệnh về nướu răng
  • Sâu răng và sâu chân răng
  • Thay răng bị mất và các răng bị nứt gãy

Chăm sóc răng giả

Răng giả là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến ở người lớn tuổi. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ răng giả không có gốc rễ kết nối với chân răng nên sẽ không bị sâu răng, không có các tác nhân gây hôi miệng. Đây là quan niệm sai lầm, răng giả không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn vẫn bám dính kẽ răng, vi khuẩn phân hủy thức ăn gây hôi miệng. Vì vậy, bạn nên chăm sóc răng giả như răng thật của bạn:

Bạn nên đánh răng (hoặc làm sạch hàm giả tháo lắp) mỗi ngày 2 lần sau mỗi bửa ăn.

Đừng quên cạo sạch lưỡi và vòm miệng bằng bàn chải lông mềm.

Bạn có thể sử dụng kết hợp nước súc miệng diệt khuẩn.

Và khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Thay hàm răng giả sau khoảng 5 năm một lần

Tháo hàm răng giả ra vào ban đêm để tránh rơi hàm răng giả gây nhạt thở

Chăm sóc nướu răng

Nhiều bệnh nhân bị tổn thương nướu sưng, đau, đỏ, hoặc hình thành mảng trắng bên trong má… thường là do hàm răng giả không phù hợp gây ra, làm cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, ăn uống khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Mặc dù cần thời gian khoảng 1 – 2 tuần để làm quen với hàm răng giả. Nhưng nếu có bất kỳ vấn đề tổn thương nướu khi đeo răng giả mà không có dấu hiệu lành bệnh. Bạn nên đến gặp nha sĩ và thông báo cho nha sĩ các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Đừng cố tự sửa hàm răng giả, điều này sẽ làm tình trạng càng tệ hơn.

Để nướu luôn được khỏe mạnh và có thể tiếp nhận răng giả. Bạn cần chăm sóc nướu răng và vệ sinh sạch sẽ với bàn chải lông mềm, hoặc vải mềm kết hợp nước súc miệng diệt khuẩn.

Làm thế nào giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh?

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride hai lần mỗi ngày sau mỗi bửa ăn và dùng chỉ tơ nha khoa. Mảng bám răng có thể nhanh chóng hình thành trên răng của người lớn tuổi.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nướu răng. Những dấu hiệu này bao gồm nướu bị chảy máu sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn thực phẩm cứng.

kham-nha-nguoi-cao-tuoi

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Thường xuyên đi nha sĩ, khám định kỳ 6 tháng / lần.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Thông báo cho nha sĩ bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đã và đang dùng.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Có chế độ ăn uống cần bằng và lành mạnh bao gồm ngủ cốc nguyên hạt, rau cải và trái cây, ít chất béo bão hòa và natri (muối). Chế độ dinh dưỡng tốt và lành mạnh rất quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất, nướu lành mạnh và tránh sâu răng.

[wp-svg-icons icon=”checkmark-circle” wrap=”i”]  Ngưng sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Chúng không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và còn sức khỏe chung của cơ thể.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nếu bạn còn băn khoăn về cách chăm sóc răng cho người cao tuổi hoặc muốn biết thêm chi tiết:

TRUNG TÂM THẨM MỸ - TẠO HÌNH - NHA KHOA THẾ GIỚI ĐẸP
Hotline: 099 720 7979 - (028) 38 622 447
contact@thegioidep.com
www.facebook.com/nhakhoathegioidep/